Chu Tuyên Vương tên thật là Cơ Tĩnh, là con của Chu Lệ Vương, kế vị sau khi Lệ Vương chết, trị vì 46 năm, bị trúng gió chết, táng ở ngoại ô Bất Minh.
Năm sinh, năm mất: ? TCN – 782 TCN
* Cơ Tĩnh, con của Lệ Vương, được ông ta phong cho làm thái tử. Lúc nhân dân bạo động, Cơ Tĩnh nghe tin phải trốn vào nhà Chiêu Công, nhân dân biết được bao vây quanh nhà, yêu cầu Chiêu Công giao Cơ Tĩnh cho họ. Chiêu Công khuyên giải mọi người không nên gây phiền hà cho thái tử, họ nhất định không nghe, xông vào nhà tìm giữ Cơ Tĩnh. Chiêu Công vội chạy vào phòng, ra lệnh cho con trai mình đổi quần áo cho thái tử đau khổ mang con trai giao cho nhân dân. Tất nhiên họ không biết đây là Thái tử giả, liền giết chết. Cơ Tĩnh nghe lời Chiêu Công đã trốn đi, sau khi Lệ Vương chết, Chu Công, Chiêu Công lợi dụng mê tín đã làm nguôi nỗi phẫn nộ của dân, gọi Cơ Tĩnh lên kế vị.
Cơ Tĩnh xuất thân trong hoạn nạn, lấy bài học của cha làm gương. Thời kỳ đầu lên trị vì ông ta khiêm tốn chân thật. Chú trọng vào công việc quốc gia. Trong chính trị không độc đoán chuyên quyền, có việc gì đều cùng các hạ thần bàn bạc. Trên cái đỉnh “Mac Công” được đúc bằng đồng còn ghi chép về ông ta, nói rõ những mệnh lệnh do ông ta đưa ra, tất phải có chữ ký của Mac Công mới được gửi đi. Ông ta chỉnh đốn chính trị, ra lệnh cho các quan sứ không được ham tài của, uống rượu, áp bức nhân dân. Trong kinh tế, ông bãi bỏ chính sách nộp thuế do cha ông đưa ra (thời cha ông còn sống), phóng khoáng đối với sự khống chế giang sơn xã tắc. Ông tuyên bố phế bỏ chế độ ruộng đất của nô lệ, cho phép đem ruộng công chia cho nô lệ để họ cày ruộng và nộp thóc vác những vụ thu hoạch. Trong quân sự, để giải trừ những mối nguy hiểm từ các dân tộc thiểu số, và cũng để trấn giữ những tuyến đường quan trọng, ông đã ra lệnh cho các đại thần: Quan Cát Phụ, Nam Trọng mang quân đi trấn giữ những nơi hiểm trở ở Tây Bắc, chinh phạt: Du Nhung ở phương Đông, Sở ở phương Nam và Nhung ở phương Tây. Ông sai Chu Vũ Vương, Chu Thành Vương làm chư hầu bảo vệ vương thất. Ông giao đất cho em trai ở Trịnh (nay thuộc phía Đông huyện Hoa tỉnh Thiểm Tây), đây chính là nước Trịnh về sau này; giao đất cho Thân Bá ở tạ (nay thuộc huyện Nam Dương tỉnh Hà Nam).
Một số biện pháp này tạm thời làm nguôi mâu thuẫn trong và ngoài, sự thống trị của vương triều Chu đã được củng cố, sử sách gọi là “Tuyên Vương trung hưng” (hưng thịnh thời Tuyên Vương). Kỳ thật, bên ngoài có vẻ được phục hưng lại, nhưng bên trong các mâu thuẫn trong nội bộ vẫn phát triển. Có chư hầu không còn bảo vệ vương thất. Có chư hầu dẫn quân làm loạn. Ghi chép trên đỉnh đồng thời đó có nói Ngạc Hầu là đại thần triều Chu đã liên hợp với Đông Di và Hoài Di tấn công nhà Chu, đánh đến gần Thành Chu (nay là thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam), Cơ Tĩnh dốc toàn lực lượng ra ngăn chặn, quân nhà Chu chỉ dậm chân tại chỗ không đẩy lui được quân địch, đành phải mượn lực lượng của một số chư hầu. Điều đó nói rõ sức chiến đấu của quân Chu đã suy yếu. Hiệu kỳ thời gian Cơ Tĩnh trị vì, chiến tranh với bên ngoài luôn bị thất bại. Năm 789 TCN quân Chu đánh Khương Nhung, chiến đấu ở Thiên Miếu (nay phía Nam huyện Giới Hưu tỉnh Sơn Đông), quân Chu thất bại. Cơ Tĩnh suýt bị bắt.
Cơ Tĩnh vào những năm cuối đời, tính tình cố chấp không chịu nghe những lời can gián, để thể hiện oai phong của mình, ông ép nước Lỗ phế trưởng lập thứ người Lỗ không chịu, ông xua quân đến đánh, làm nước Lỗ rơi vào tình thế hỗn độn. Hơn nữa phá hoại chế độ tông pháp của triều Thương là truyền ngôi cho con trưởng, gây ra sự bất hòa giữa những người thân với nhau, các chư hầu càng không hài lòng về Cơ Tĩnh.
Trong mối quan hệ vua tôi, ông ta cũng thường gây ra những chuyện vô lý. Có một lần, đại phu Đỗ Bá chỉ vì một chuyện nhỏ làm Cơ Tĩnh bực mình, ông ta ra lệnh giết Đỗ Bá. Bạn của Đỗ Bá là Tả Gia vội quỳ xuống xin ông ta tha cho Đỗ Bá. Ông ta càng tức giận, nói: “Nhà ngươi chỉ biết có bạn không biết có quân vương, đạo lý này là đạo lý gì vậy? Tả Gia trả lời: “Vua có lý của vua, quân thần phải phục tùng quân vương, bạn có lý của bạn, thần phải giúp đỡ bạn. Bây giờ, tội của Đỗ Bá không đáng phải chết, vì vậy thần xin đại vương đừng giết Đỗ Bá”. Cơ Tĩnh càng tức giận gào lên: “Ta sẽ giết Đỗ Bá, xem ngươi có thể làm gì được?” – Tả Gia trả lời: “Hạ thần nguyện cùng chết với Đỗ Bá”. Cơ Tĩnh nói: “Ta không muốn ngươi chết, xem ngươi làm cách gì để chết cùng Đỗ Bá”. Nói xong sai lính chém chết Đỗ Bá. Tả Gia vừa tức vừa hận, về nhà tự vẫn. Cái chết của Đỗ Bá, Tả Gia gây ra sự hoang mang và hỗn loạn trong quần thần.
Sau chuyện này, Cơ Tĩnh bình tĩnh trở lại thấy mình làm như vậy thật quá đáng, ăn năn hối hận, nhưng không dám nói ra, tâm thần bất an, sinh bệnh trầm uất. Không lâu sau, bệnh của ông ta đỡ đi phần nào, liền cùng quần thần đi du lãm. Trên đường đi, đột nhiên ông ta kêu to một tiếng, ngã ra đằng sau, hôn mê bất tỉnh. Mọi người vội vàng đưa ông ta về cung, chạy chữa thuốc men, vài ngày sau ông ta chết. Về sau, loan truyền một thuyết khác nói: Cơ Tĩnh lúc đi săn, đột nhiên nhìn thấy Đỗ Bá, đứng ở bên trái đường đi, mặc quần áo, đội mũ màu đỏ, tay cầm một chiếc cung màu đỏ, giương tên bắn Cơ Tĩnh. Điều này tất nhiên là mê tín. Có thể Cơ Tĩnh chết do bị trúng gió, cũng có người nói Cơ Tĩnh do đi chinh phạt bị thất bại buồn rầu mà chết.
Sau khi ông ta lập miếu đặt hiệu là Tuyên Vương.
Đế Vương Trung Hoa,