Chu Vũ Vương, tên thật là Cơ Phát, con trai thứ hai của Chu Văn Vương lên kế vị sau khi cha mất. Trị vì được 3 năm bị bệnh chết, thọ 93 tuổi, táng ở Tất Nguyên. Do con trưởng của Văn Vương là Bá Ấp Khảo bị vua Trụ giết chết, vì vậy sau khi Văn Vương chết, Cơ Phát đã lên kế vị.
Năm sinh năm mất: không rõ, ? 1217 TCN – ? 1116 TCN
Sau khi lên ngôi, Cơ Phát vẫn trọng dụng Khương Tử Nha và sai hai em là Chu Công Đán, Chiêu Công Thức phụ giúp mình, chỉnh đốn lại nội bộ, tăng cường quân lực, chuẩn bị lực lượng tiêu diệt vua Trụ.
Năm thứ hai, Cơ Phát mở đại hội sứ giả ở Manh Luật (nay thuộc huyện Mãnh tỉnh Hà Nam), kiểm duyệt quân đội, đến tham gia đại hội có hơn 800 chư hầu của các vương quốc nhỏ, nhất loạt đồng tình diệt nhà Thương, do thời cơ chưa chín mùi, Vũ Vương không hạ lệnh xuất quân đánh nhà Hạ.
Hai năm sau, vào mùa xuân, thời cơ đã đến, Cơ Phát đích thân dẫn đầu 300 chiến xa, 45.000 giáp binh, 3.000 dũng sĩ, liên kết với quân đội của các nước nhỏ, cử Manh Luật xuất phát tấn công đánh nhà Thương, sau khi diệt nhà Thương, xây dựng nhà Tây Chu, đặt đô ở Cảo Kinh (nay là phía Tây Nam thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây), lấy hiệu là Tông Chu.
“Vũ Vương diệt Trụ” là một chuyện lớn, có ý nghĩa xuyên thế kỷ trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng câu chuyện này phát sinh từ thời gian nào? Các nhà sử học, thiên văn học từ thời Hán cho đến thời hiện đại đều có nhiều cách nói khác nhau tổng cộng phải đến 20 cách nói. Có một cách nhìn cho rằng: “Hoài Nam Tử. Binh lược huấn” nói: “Lúc Vũ Vương diệt Trụ, sao Mộc xuất hiện ở phương Đông, đồng thời còn xuất hiện sao chổi đầu hướng về phía Đông. Căn cứ vào sự xuất hiện của sao chổi Ha-Lây và thời gian nó quay về địa cầu ở thời kỳ nhà Thương, thấy 40 lần quay về trong một vòng, phát hiện được năm 1057 TCN, sao chổi Ha-Lây quay về địa cầu, hiện tượng thiên văn này hợp với ghi chép trong “Hoài Nam Tử, Binh Lược huấn”, vì vậy năm 1057 TCN là năm Vũ Vương diệt Trụ. Cách nói này được nhiều học giả đồng tình.
Cơ Phát cách vài ngày sau khi diệt xong vua Trụ đã lên núi xem đô thành Triều Ca, thấy kiến trúc của Triều Ca rất hùng dũng, trong lòng nghĩ triều Thương hùng mạnh như vậy, kéo dài vô số năm, chỉ vì làm mất lòng tin của dân, trong chớp mắt đã bị diệt vong. Mà triều Tây Chu vừa mới lập, người phản đối, người coi thường còn rất nhiều, nguy cơ còn đe dọa, ông ta không ngăn được những ưu tư trong lòng. Để củng cố và mở rộng thế lực triều Chu. Cơ Phát đã phong chức vị và đất đai cho: Công, Hậu, Bá, Tử, Nam Ngũ, để họ lập các nước chư hầu, Khương Tử Nha phong đất ở Doanh Khâu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) làm nước Tề, Chu Công Đan phong đất ở Khúc Phụ làm nước Lỗ, Chiêu Công Thức phong đất ở Kế Khâu (nay thuộc Bắc Kinh) làm nước Yên… Để thu phục những thế lực còn sót lại ở triều Thương, Cơ Phát đã phong cho con trai của vua Trụ là Vũ Canh làm Yên Hầu, giữ lại ở đô thành Yên sai anh em quản thúc, quan sát thái độ của Vũ Canh.
Năm thứ ba sau khi lập nhà Tây Chu tình hình thiên hạ tạm ổn định, ông ta đã bị bệnh chết ở Cảo Kinh.
Sau khi chết lập miếu lấy hiệu là Chu Vũ Vương.
Đế Vương Trung Hoa,