Tiền Tần Minh Đế: Phù Kiện

Tiền Tần Minh Đế tên là Phù Kiện, tự là Kiến Nghiệp, lúc trước tên là Hắc, tự là Thế Kiện. Tuổi Tý. Là con trai thứ 3 của Phù Hồng. Kế vị sau khi Phù Hồng qua đời. Tại vị 5 năm, ốm chết, thọ 40 tuổi.

Năm sinh, năm mất: 316 – 355.

Nơi an táng: Nguyên Lăng (không rõ ngày nay ở đâu). Thụy hiệu là Minh Hoàng Đế, miếu hiệu là Thế Tông (sau đổi thành Cao Tổ).

Từ nhỏ Phù Kiện đã thích võ công, thời trẻ từng là một cao thủ môn cưỡi ngựa bắn tên. Ông cũng rất biết cách nói chuyện làm vừa lòng người khác, tuỳ từng người khác nhau mà có cách nói chuyện khác nhau, khiến người nghe đều thấy hài lòng. Cho nên, ông không chỉ được cha mẹ yêu quý mà cả chú cháu Thạch Lặc, Thạch Hổ cũng rất quý mến ông.

Năm 350, sau khi Phù Hồng bị quân sự Ma Thu đầu độc chết, Phù Kiện ghi nhớ lời dặn của cha, quyết tâm tấn công chiếm Quan Trung. Để thực hiện việc này, Phù Kiện mưu tính sẽ từ bỏ tước vị được vua Tiền Tần phong, quy thuận Đông Tấn, nhận chức quan của Đông Tấn. Sách lược này giúp ông tạm thời tránh được sự uy hiếp của các thế lực xung quanh, đồng thời cũng để lừa phỉnh Đỗ Hồng của Hậu Triệu – hiện đang chiếm Trường An, Đỗ Hồng thấy Phù Hồng không có ý phát triển về phía tây sẽ lơ là cảnh giác với ông.

Nhưng Phù Kiện luôn nung nấu quyết tâm chiếm Quan Trung. Thấy Đỗ Hồng lơi là cảnh giác liền lật bài ngửa, đích thân thống lĩnh đại quân tiến về phía tây. Ít lâu sau Phù Kiện đã thuận lợi chiếm được Trường An. Đỗ Hồng bỏ chạy đến Tư Châu.

Sau khi chiếm được Quan Trung làm căn cứ, quân sư của Phù Kiện là Giả Huyền Thạc cùng các quần thần cùng dâng táu, thỉnh cầu Phụ Kiện xưng làm Đại thiền vu, Tần Vương. Kết quả bị Phụ Kiện mắng cho một trận. Nhưng sau khi trách mắng bọn họ, Phụ Kiện lại thấy hối hận nên đích thân ngầm bảo Giả Huyền Thạc lại dâng tấu lần nữa. Giả Huyền Thạc liền chép lại bản tấu đã bị trả lại lần trước rồi gửi vào cung. Lúc đó, Phù Kiện mới tự xưng làm Thiên Vương, Đại thiền vụ vào năm 351. Ít lâu sau, Phù Kiện lại cảm thấy xưng là Thiên Vương thì quá thấp nên năm sau đã tổ chức lễ đăng cơ làm hoàng đế rất long trọng tại điện Thái Cực.

Trong thời gian tại vị, Phù Kiện dùng chiến thuật “vườn không nhà trống” đánh lui cuộc bắc phạt của Hoàn Ôn nhà Đông Tấn. Ông tôn sùng Nho học, miễn giảm tô thuế, hoà giải mâu thuẫn giữa người Hán và người Hồ ở Quan Trung, dần dần củng cố chính quyền.

Tháng 6 năm 355, Phù Kiện mắc bệnh nặng. Phù Thanh, cháu của Phù Kiện, đã nhân cơ hội này âm mưu đoạt vị. Hắn dẫn quân vào Đông cung, định giết chết thái tử Phù Sinh, nhưng không ngờ thái tử đang chăm sóc cho Phù Kiện, đã mấy ngày không ra khỏi cung. Phù Thanh liền dân quân đi giết Phù Kiện và loan tin rằng: Hoàng thượng đã băng hà, thái tử là kẻ tàn bạo, bất tài, không nên để thải tử kế vị, nên giết chết. Phù Kiện nghe được tin đó, cố dùng chút sức tàn, đến cửa chính nam chỉ huy cấm vệ quận tập trung trước cổng doanh trại. Những binh sĩ bị Phù Thanh kích động vốn tưởng rằng Phù Kiện đã băng hà nay thấy ông đột ngột xuất hiện lũ lượt quăng vũ khí bỏ chạy toán loạn. Phù Thanh bị Phù Kiện truy bắt rồi xử tử.

Không lâu sau khi xử tử Phù Thanh, bệnh tình của Phù Kiện trở nên nguy kịch. 3 ngày sau ông qua đời tại Trường An.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại - nhiều tác giả,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận