Lịch sử Trung Quốc được cho là đã bắt đầu cách đây hơn 5.000 năm trước, là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Bắt đầu vào thời kỳ đồ đá mới đã có con người xuất hiện tại các lưu vực thuộc sông Hoàng Hà và Trường Giang. Giai đoạn xã hội nguyên thủy ở Trung Quốc kéo dài đến trước triều Hạ.

Các ghi chép lịch sử có niên đại cổ nhất được tìm thấy tại Trung Quốc là từ đời nhà Thương, còn khoảng thời gian trước đó chưa có văn tự ghi chép nhưng vẫn lưu truyền lại những thần thoại và truyền thuyết. Điển hình nhất là thần thoại về Bàn cổ tạo nên trời đất.

Năm 221 trước công nguyên được xem là cột mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, dưới lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng nước Tần chính thức thống nhất Trung Quốc trở thành một đế quốc hùng mạnh. Góp phần đưa nền văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ sau này và tồn tại lâu dài cho đến ngày nay.

Các giai đoạn của lịch sử Trung Quốc

Có thể tóm tắt qua 3 giai đoạn chính, trải qua các triều đại sau:

Thời cổ đại (~5.000 TCN - 221 TCN)

Thời đế quốc (221 TCN - 1912)

Thời hiện đại (1912 đến nay)

  • Trung Hoa Dân Quốc (1912 – 1949)
  • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949 – nay)

Các bài viết mới cập nhật về lịch sử Trung Quốc:

Nam Triều – Tống Minh Đế: Lưu Úc

Nam triều – Tống Minh Đế tên là Lưu Úc, tự Hưu Bính (còn có sách viết là Hưu Cảnh), lúc nhỏ tự là Vinh Kỳ. Là con trai thứ 11 của Lưu Nghĩa Long, chú của Tiền Phế Đế Lưu Tử Nghiệp. Tuổi Mão. Tính tình xảo trá, đa nghi. Kế vị sau khi […]

Nam Triều – Tống Tiền Phế Đế: Lưu Tử Nghiệp

Nam triều – Tống Tiền Phế Đế tên là Lưu Tử Nghiệp, lúc nhỏ tên là Pháp Sư. Là con trai trưởng của Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn. Tuổi Sửu. Tính cách tàn bạo. Kế vị sau khi Lưu Tuấn qua đời. Tại vị 1 năm, bị triều thần giết chết, thọ 17 tuổi. Năm […]

Nam Triều – Tống Hiếu Vũ Đế: Lưu Tuấn

Nam triều – Tống Hiếu Vũ Đế tên là Lưu Tuấn, tự Hưu Long, lúc nhỏ tự là Đạo Dân. Là Con trai thứ 3 của Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long, em trai của Lưu Thiệu. Tuổi Ngọ. Tính cách tàn bạo. Kế vị sau khi giết chết Lưu Thiệu. Tại VỊ 11 năm, […]

Nam Triều – Tống Văn Đế: Lưu Nghĩa Long

Nam triều – Tống Văn Đế tên là Lưu Nghĩa Long, lúc nhỏ tự là Xa Nhi. Là con trai thứ 3 của Lưu Dụ. Tuổi Mùi. Tính cách thâm trầm, giỏi mưu lược, rất đa nghi, sức khoẻ ốm yếu, có nhiều bệnh tật. Kế vị sau khi Lưu Nghĩa Phù bị giết chết. […]

Nam Triều – Tống Thiếu Đế: Lưu Nghĩa Phù

Nam triều – Tống Thiếu Đế tên là Lưu Nghĩa Phù, lúc nhỏ tự là Xa Binh. Là con trai trưởng của Lưu Dụ. Tuổi Ngọ. Tính tình bảo thủ, kế vị sau khi Lưu Dụ qua đời. Tại vị 2 năm, bị triều thần phế truất rồi bị giết chết. Thọ 19 tuổi, không […]

Nam triều – Tống Vũ đế – Lưu Dụ

Tống Vũ Đế tên là Lưu Dụ, tự Đức Dư, lúc nhỏ tên tự là Kỳ Nô. Xuất thân bần hàn. Tuổi Hợi. Tính tình quả đoán, làm việc thận trọng. Thời Đông Tấn, do có nhiều chiến công nên được phong làm Tống Công, sau diệt Đông Tấn, thành lập nhà Tống, bắt đầu […]

Hạ Hậu Chủ: Hách Liên Định

Hạ Hậu Chủ tên là Hách Liên Định. Là em trai của Hách Liên Xương. Sau khi Hách Liên Xương bị Bắc Ngụy bắt làm tù binh, ông tự lập làm hoàng đế. Tại vị 4 năm. Sau khi bị Thổ Cốc Hồn bắt làm tù binh, áp giải đến Bắc Ngụy, ông bị Thác […]

Hạ Phế Chủ: Hách Liên Xương

Hạ Phế Chủ tên là Hách Liên Xương, tự Hoàn Quốc, còn có tên là Chiết. Là con trai thứ 2 của Hách Liên Bột Bột. Kế vị sau khi Hách Liên Bột Bột qua đời. Tại vị 2 năm, bị Bắc Ngụy bắt làm tù binh rồi giết chết. Không rõ nơi chôn cất. […]

Hạ Vũ Liệt Đế: Hách Liên Bột Bột

Hạ Vũ Liệt Đế tên là Hách Liên Bột Bột, tuổi Tỵ, người Hùng Nô. Thời Hậu Tần, được phong làm Ngũ Nguyên Công, sau tự xưng đế. Tại vị 18 năm, ốm chết, thọ 45 tuổi. Năm sinh, năm mất: 381 – 425. Nơi an táng: Lăng Gia Bình (nay không rõ ở đâu). […]

Bắc Lương Hà Tây Vương: Tự Cừ An Chu

Bắc Lương Hà Tây Vương tên là Tự Cừ An Chu, là em trai của Tự Cừ Vô Húy. Kế vị sau khi Tự Cừ Vô Húy ốm chết. Tại vị 19 năm. Sau khi Bắc Lương bị Nhu Nhiên tiêu diệt, không rõ tông tích của Tự Cừ An Chu ra sao. Năm sinh, […]